Vào 1/11/2023 vừa qua, sự kiện tọa đàm thường niên Business Coffee do The Kansai Business New Conference (KANSAI NBC) tổ chức tại Osaka, Nhật Bản đã diễn ra thành công.

Sự kiện này đã mời ông Lê Anh Tuấn, giám đốc SanAn Connect – công ty khởi nghiệp thành lập vào năm 2021, có trụ sở tại cả Việt Nam và Nhật Bản. Tại buổi hội đàm, cùng với ông Okamoto – tổng giám đốc của Kyouikusouken kiêm thành viên thường trực của KANSAI NBC, ông Tuấn đã chia sẻ về hành trình du học cho đến lúc khởi nghiệp tại Nhật.

khởi nghiệp tại NhậtÔng: Lê Anh Tuấn (bên trái); Ông: Okamoto (bên phải)                               Nguồn: Kyouikusouken Co., Ltd.

Nội dung buổi hội đàm

Ông Tuấn, người xuất thân từ trường Nhật ngữ Đông Du – một ngôi trường tiếng Nhật nổi tiếng và uy tín tại Việt Nam, bắt đầu cuộc hành trình du học sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với những thách thức vô cùng lớn. Hàng ngày, ông phải thức dậy lúc 1, 2 giờ sáng để giao báo, đồng thời phải đảm bảo việc học tại trường và tham gia khoá luyện thi đại học Nhật. Những năm đầu tại Nhật là thời gian khó khăn đối với ông Tuấn. Với sự kiên trì và nỗ lực liên tục đã giúp ông Tuấn vượt qua và đỗ  cả 2 trường đại học của Nhật Bản.Sau khi hoàn thành đại học tại Nhật, ông Tuấn kinh qua nhiều công việc và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp hàng đầu như FPT JAPAN và VTI JAPAN. Tại VTI JAPAN, ông Tuấn và những người bạn đã phát triển VTI từ một công ty lúc đầu có 10 nhân viên thành một tổ chức quy mô lớn với 1000 nhân viên chỉ trong vòng 5 năm. KANSAI NBC

Bước ngoặc làm ông Tuấn quyết định khởi nghiệp là khi ông chứng kiến bi kịch tại một trường mẫu giáo ở Việt Nam. Điều này đã thôi thúc ông thành lập SanAn Connect vào năm 2021. Tên của công ty – “SanAn” – mang đến ý nghĩa về “Anzen” (an toàn), “Antei” (ổn định) và “Anshin” (an tâm). Sứ mệnh của SanAn là mang đến những dịch vụ tối ưu và ổn định nhất cho người dùng, không chỉ giới hạn trong nước mà còn hướng tới quốc tế.

Tại buổi hội đàm, ông Tuấn mang đến bầu không khí hài hước, thú vị những cũng khiến những người tham dự cảm nhận được tinh thần “dám đương đầu với thử thách” và sự quyết liệt trong hành động của mình.

Hỏi đáp tại buổi tọa đàm

Câu hỏi

Qua kinh nghiệm của mình, ông hãy cho biết những cảm nhận vềsự khác biệt văn hóa doanh nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Trả lời

  • Kế hoạch dài hạn và môi trường linh hoạt.
    Doanh nghiệp Nhật Bản thường có kế hoạch quản lý dài hạn, thường họ sẽ lên kế hoạch phát triển cho 3 đến 5 năm. Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam mặc dù vẫn có tầm nhìn và sứ mệnh cụ thể, nhưng các kế hoạch chưa được định ra một cách cụ thể; chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có sự linh hoạt khi thay đổi kế hoạch và có khả năng nhanh chóng thích ứng với mọi thay đổi môi trường.
  • Văn hóa ứng xử và mối quan hệ trong công ty.
    Ở doanh nghiệp Việt Nam, mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên, cũng như giữa các nhân viên, thường rất gần gũi. Cấp trên và cấp dưới thường làm việc cùng một văn phòng và gia đình của nhân viên thường tham gia các sự kiện của công ty như du lịch,…
  • Môi trường làm việc thuận lợi cho phụ nữ.
    Có ấn tượng rằng môi trường làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam là có nhiều thuận lợi dành cho phụ nữ.


Câu hỏi

Xin vui lòng chia sẻ về chiến lược phát triển của VTI Japan, lúc đầu vơi 10 thành viên đã phát triển lên 1000 người trong vòng 5 năm.

Trả lời

Cũng giống như các công ty khác, thời điểm mới thành lập, VTI phải chia sẻ văn phòng làm việc với nhiều rất nhiều người. Vì sự khác biết khá lớn trong văn hóa làm việc nên khi các nhân viên Việt Nam làm việc cùng người Nhật đã gặp một số khó khăn. Vì vậy, tại thời điểm đó, thay vì đặt mục tiêu mở rộng quy mô, thì ông Tuấn đã đặt mục tiêu đạt lợi nhuận có thể thuê một văn phòng riêng thoải mái cho mọi người làm việc để loại bỏ rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Điều này đã giúp tăng cường động lực của nhân viên và đạt được mục tiêu.


Câu hỏi

Khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản, điều quan trọng cần chú ý nhất là gì?

Trả lời

Sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt một cách cẩn thận là điều quan trọng. Ông Tuấn nhấn mạnh về việc chú ý đến cách sử dụng ngôn từ khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản, do sự khác biệt về ngữ cảnh và văn hóa, yêu cầu sự nhạy bén trong giao tiếp.

Câu hỏi

Người Việt Nam có ý định làm việc tại Nhật Bản thì thường sẽ có mong muốn làm việc trong môi trường như thế nào?

Trả lời

Thường các bạn sẽ ưu tiên môi trường làm việc có thể tận dụng được khả năng sử dụng tiếng Việt. Dựa trên một cuộc khảo sát nhỏ tại trường đại học, ông Tuấn chia sẻ rằng hầu hết sinh viên Việt Nam muốn làm việc trong một môi trường mà họ có thể sử dụng tiếng Việt của mình.

Câu hỏi

Có nhiều bạn trẻ Việt Nam có quan tâm đến lĩnh vực IT không? Các khóa học IT ở trường học dạy gì?

Trả lời

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ quan tâm IT. Ông Tuấn nhấn mạnh rằng có nhiều thanh niên Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực IT và có nhiều khóa học đa dạng trong lĩnh vực này. Đặc biệt, có sự tăng cường về kỹ thuật dữ liệu, mở rộng cơ hội mới trong lĩnh vực IT.

Tổng kết

Qua cuộc trò chuyện sâu sắc này, câu chuyện chân thành của ông Tuấn, người sáng lập doanh nghiệp từ Việt Nam và thành công tại Nhật Bản, đã tạo ra ấn tượng tích cực. Sự chia sẻ về cuộc sống du học và kinh nghiệm kinh doanh của ông là nguồn động viên mạnh mẽ, làm cho chúng tôi đồng cảm và càng trân trọng của sự nỗ lực của các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật. Đồng thời, các câu hỏi từ người tham gia đã khám phá những khía cạnh sâu sắc về sự khác biệt văn hóa và cơ hội kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Với tầm nhìn chung, SanAn và Kyouikusouken đều cam kết mang lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần tích cực vào xã hội. Mối quan hệ mạnh mẽ giữa SanAn và Kyouikusouken không chỉ là về kinh doanh, mà còn là về sự chia sẻ, hợp tác và phát triển chung, nhằm mang đến giá trị lớn hơn cho cộng đồng xã hội.

Khách mời: ông Lê Anh Tuấn

Sau khi tốt nghiệp Khoa Kinh tế (Chuyên ngành Tiếp thị Quốc tế) tại Đại học Nhật Bản vào năm 2012, ông Lê Anh Tuấn gia nhập một công ty Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực IT của doanh nghiệp Nhật Bản. Sau đó, ông chuyển đến công ty FPT Japan và sau cùng làm Giám đốc Điều hành của Công ty Cổ phần VTI Japan, một doanh nghiệp thực hiện dự án phát triển phần mềm Offshore tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2021, ông Lê Anh Tuấn thành lập Công ty Cổ phần SanAn Connect, chuyên cung cấp hỗ trợ số hóa trong ngành giáo dục và cung cấp dịch vụ lập kế hoạch, phát triển, và quảng bá hệ thống, với hoạt động chính là phát triển hệ thống và tư vấn. SanAn Group mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực EdTech tại các cơ sở giáo dục mầm non và mầm non, đồng thời đề xuất các dự án Outsourcing (phát triển ở nước ngoài) sử dụng nhân sự Việt Nam.

Trích từ: thông tin sự kiện của Kansai NBC, 1/11/2023

Website: SanAn Corporation